Tìm hiểu mối liên quan giữa Prolactin và sữa mẹ

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Mối liên quan giữa Prolactin và sữa mẹ là gì? Hormone Prolactin là hoóc môn đóng vai trò chính trong quá trình sản sinh sữa mẹ và làm tăng lượng sữa cho mẹ. Mức độ prolactin trong cơ thể của mẹ sẽ cao trong khi mang thai và ngay sau khi sinh em bé, nhưng cơ thể bạn giải phóng prolactin để đáp ứng với sự kích thích ở ngực. Nếu như không cho con bú hoặc không hút sữa mẹ, mức prolactin sẽ bắt đầu giảm xuống.

Hormone Prolactin là gì?

Prolactin (viết tắt là PRL) là một protein được biết đến với vai trò trong việc cho phép động vật có vú, thường là con cái có khả năng sản xuất sữa. Nó ảnh hưởng trong hơn 300 tiến trình riêng biệt ở các loài động vật có xương sống khác nhau, bao gồm cả con người.

Chỉ số prolactin ở nữ giới có vai trò kích thích các tuyến sữa để sản xuất sữa, đồng thời cũng tác động lên nhiều chức năng khác của tế bào. Prolactin được tiết ra từ tuyến yên để đáp ứng với việc ăn uống, giao phối, điều trị estrogen, rụng trứng và cho con bú.

Mối liên quan giữa hormone Prolactin và sữa mẹ

Sau khi bé chào đời, estrogen và progesterone sẽ bắt đầu giảm xuống, hàm lượng prolactin tăng cao. Khi đó Prolactin kích thích các tuyến sữa trong vú làm sữa mẹ tăng nhiều, mẹ sẽ thấy căng tức ngực. Do đó, mẹ cần cho bé bú hoặc hút sữa ngay sau khi sinh và các khoảng thời gian đều đặn sau đó. Mỗi khi mẹ cho bé bú cơ thể sẽ kích thích tiết ra Prolactin, sữa sản xuất ra sẽ được tích trữ trong các nang sữa.

Prolactin có chức năng kích thích tuyến vú phát triển và bài tiết sữa. Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin. Prolactin vào máu đến tuyến vú kích thích các tế bào tiết ra sữa. Nồng độ Prolactin trong máu đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau khi bé bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau. Nếu vì một lý do nào đó khiến hàm lượng Prolactin thấp đi sẽ khiến việc sản xuất sữa chậm lại và dần mất đi.

  • Để có nhiều sữa thì cần phải có nhiều Prolactin.

prolactin và sữa mẹ

Làm thế nào để mẹ có nhiều Prolactin ???

Bầu vú mẹ như một cái túi trữ sữa vậy, khi các nang trong vú đầy sữa sẽ có sự tự điều chỉnh các tế bào sẽ tiết ít sữa lại. Nếu sữa không được đưa ra ngoài thì vú sẽ không thể tiếp tục sản xuất sữa một cách hiệu quả.

Cách tốt nhất để tăng hormone prolactin là cho con bú thường xuyên. Quá trình bé mút bú sẽ kích thích tuyến yên sản sinh ra Prolactin. Nếu bé không chịu ti thì mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút sữa ra ngoài. Cứ 2-3h mẹ lại hút sữa ra ngoài theo cữ bú của con. Nâng cao mức prolactin rất quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ nhưng việc đưa sữa mẹ ra khỏi ngực cũng quan trọng không kém.

Nếu cơ thể mẹ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ bên ngoài thì sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động. Vì vậy để có một lượng sữa dồi dào và đủ chất mẹ cần phải ăn uống đầy đủ, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược cơ thể.

Trong cơ chế tiết sữa những điều sau có thể ảnh hưởng đến mức độ prolactin

Trong thời gian cho con bú, một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng prolactin.

  • Dặm sữa ngoài:Khi trẻ quen bú bình sẽ bỏ bú mẹ, bé không bú mẹ khiến cơ thể mẹ không nhận được tín hiệu để giải phóng các Prolactin, không kích thích quá trình tạo sữa, sữa mẹ sẽ dần mất đi.
  • Sử dụng ti giả quá sớm:Quá trình bé bú mẹ kích thích cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều prolactin hơn. Khi trẻ sử dụng ti giả, người mẹ sẽ mất đi cơ hội để tăng prolactin và cho nguồn sữa mẹ khỏe mạnh.
  • Thuốc ngừa thai có chứa estrogen:Hàm lượng estrogen và prolactin trong cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau. Khi sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen sẽ làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, đồng thời làm giảm nồng độ prolactin. Nồng độ prolactin thấp dẫn tới sản lượng sữa được sản sinh ra cũng ít đi.
  • Phẫu thuật ngực: Bầu vú là nơi có nhiều dây thần kinh, khi làm phẫu thuật ngực rất dễ gây ảnh hưởng, tổn thương những dây thần kinh xung quanh vú. Nhất là khi làm phẫu thuật gần quầng vú, núm vú, dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ không nhận được tín hiệu báo hiệu cho não để giải phóng prolactin.
  • Kem gây tê: Sử dụng kem gây tê để điều trị đau núm vú sẽ làm tê miệng em bé khi ngậm bú và còn có thể làm tê liệt một số dây thần kinh trong vú. Nếu các dây thần kinh không thể gửi tín hiệu đến não, prolactin sẽ không được giải phóng.
  • Rượu, cà phê, thuốc lá:Những chất kích thích này có thể làm giảm sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời làm giảm mức độ prolactin. Để an toàn đảm bảo sức khỏe cho bé mẹ nên tránh xa những chất này.
  • Trầm cảm:Những mẹ bị trầm cảm thường có mức độ prolactin thấp. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh là một căn bệnh rất dễ gặp ở các bà mẹ. Vì vậy người thân trong gia đình cần quan tâm các mẹ nhiều hơn.
  • Chỉ số Prolactin tăng cao khi mẹ cho con bú trực tiếp hoặc hút sữa thường xuyên. Khi mẹ không cho bé bú, cũng không hút sữa, não không nhận được tín hiệu giải phóng prolactin và prolactin sẽ dần giảm xuống. Lâu dần việc sản xuất sữa mẹ sẽ chậm lại cuối cùng là mất đi.