Sữa mẹ thay đổi như thế nào và dinh dưỡng cho bé

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Thế nhưng không phải ai cũng biết sữa mẹ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp với nhu cầu của bé.

Các giai đoạn thay đổi của sữa mẹ

+ Sữa non (sữa đầu)

Sữa non xuất hiện từ tuần 28 thai kỳ và tiết ra nhiều sau khoảng 3-5 ngày sau sinh. Sữa non có dạng chất đặc dính, màu vàng hay màu kem nhạt, được tuyến vú tiết ra với số lượng nhỏ 2-5ml mỗi cữ khi mới sinh. Sữa non có lượng kháng thể đậm đặc gấp 8-12 lần lượng kháng thể của sữa già, giúp cho cơ thể non trẻ chống lại môi trường mới lạ. Sữa non tiếp tục nuôi niêm mạc hệ tiêu hoá và ruột chưa hoàn chỉnh của bé sơ sinh, để chuẩn bị cho quá trình dinh dưỡng trường kỳ.

Sữa non giúp đào thải nhanh phân su ra khỏi ruột bé, giúp giảm nhanh hiện tượng vàng da sinh lý. Sữa non dễ tiêu, nên chất bã được thải ra ngoài không cần cố gắng, trẻ sơ sinh không cần rặn ở thời gian này, sẽ giảm thiểu các chứng bệnh về đường ruột và hậu môn khi trưởng thành

Sữa non có lượng muối cao, giúp sát trùng, chống nhiễm trùng ngay từ những giờ đầu tiên sau khi sinh. Các kháng thể, yếu tố miễn dịch, yếu tố tăng trưởng trong sữa non giúp trẻ tự hình thành hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phát triển nhanh và khỏe mạnh, mau chóng thích nghi với môi trường sống mới khi không còn được bảo vệ trong bụng mẹ. Chính vì lý do đó mà sữa non còn được gọi là “sữa miễn dịch”.

+ Sữa chuyển tiếp (sữa trung gian)

Khoảng 5 đến 10 ngày sau sinh, sữa được tiết ra khi sữa non hết và trước khi sữa trưởng thành hình thành là sữa chuyển tiếp. Loại sữa này chứa nhiều calo hơn sữa non và có thành phần gồm hàm lượng chất béo, đường lactose, và các vitamin tan trong nước.

+ Sữa trưởng thành (sữa già)

Khoảng 10 ngày sau sinh, sữa lúc này được gọi là sữa trưởng thành hay sữa già. Sữa trưởng thành có chứa khoảng một nửa các protein có trong sữa non và chứa nhiều chất béo hơn sữa non. Gồm 90% là nước, và 10% còn lại là carbohydrates, protein, và chất béo cần thiết cho cả tăng trưởng và năng lượng. Lúc này, sữa trưởng thành giàu protein, DHA và ARA – hai loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, đồng thời chứa lactose – một loại carbohydrate dạng đường giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển mô não, hệ thần kinh trung ương và các vi khuẩn có ích trong đường ruột. Chính nhờ lactose nên sữa mẹ có vị ngòn ngọt, giúp bé ngon miệng hơn.

Có hai loại sữa trưởng thành:

  • Sữa đầu cữ bú (sữa trước):  Sữa này nhiều nước, vitamin và protein. Được sản xuất ra trong vài phút đầu của cữ bú
  • Sữa cuối cữ bú (sữa sau): Sữa sau chứa nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng và chất béo, cần thiết cho sự tăng cân của bé.

sữa mẹ và dinh dưỡng cho trẻ

Dinh dưỡng cho bé

Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé thì phải đảm đảm dinh dưỡng trong sữa mẹ được đầy đủ.

Thiết lập một chế độ ăn uống khỏe mạnh, cân bằng:

  • Đảm bảo dinh dưỡng:
  • Trong thời gian bé bú, mẹ cần bổ sung khoảng 28g protein mỗi ngày. Cung cấp thêm 500Kcal so với nhu cầu hàng ngày để sản xuất được 750ml nữa cho bé.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc. Cung cấp vitamin và khoáng chất.
  • Ăn cá 1-2 lần/tuần để đảm bảo đủ I-ốt, chất đạm, cung cấp DHA cho bé.
  • Bổ sung can xi bằng cách uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
  • Uống đủ nước, ít nhất 2l nước mỗi ngày.
  • Hạn chế
  • Mẹ nên tránh xa thuốc lá và rượu
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế uống cà phê, trà vì có thể khiến trẻ khó ngủ, cáu kỉnh
  • Đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Không nên ăn kiêng, giảm cân quá nhanh. Tránh việc phóng thích các chất có hại trong chất béo của cơ thể mẹ vào sữa.
  • Đây là giai đoạn mẹ ăn thứ gì bé cũng sẽ được nếm thứ đó nên mẹ phải lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng chất cho khẩu phần ăn của mình nhé.