Những phút đầu tiên khi bé chào đời – 24h đầu của con

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Rất nhiều chị em lần đầu tiên làm mẹ không khỏi bỡ ngỡ khi đón nhận thiên thần đầu tiên của mình. Và cũng có rất nhiều thắc mắc xung quanh. Vậy 24 giờ đầu bé như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.

Cân nặng của bé

Trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2,5kg đến 3,5kg. Nếu bé có cân nặng nhỏ hơn 2,5kg thường được coi là trẻ sinh non hoặc trẻ chậm phát triển trong tử cung và phải nằm trong lồng ấp sau khi ra đời để chăm nuôi trẻ đạt đến cân nặng chuẩn.

Đầu của bé

Bé sinh thường khi sinh ra đầu thường không được tròn trịa, xương sọ của bé do các xương mềm tạo thành để giúp bé dễ dàng di chuyển qua ống sinh. Do xương mềm nên ngay sau khi sinh đầu bé có thể trông hơi méo hoặc nhọn ra trước. Nhưng chỉ sau 2-3 tuần sinh, điều này sẽ biến mất một cách tự nhiên. Thóp là vùng da mềm trên xương sọ. Tại điểm này bạn có thể nhìn thấy được cả mạch đập.

Khuôn mặt của bé

Nhiều mẹ tưởng tượng em bé sinh ra sẽ như một thiên thần trắng nõn nà với làn da căng bóng và hoàn toàn bị bất ngờ khi lần đầu nhìn thấy khuôn mặt nhăn nheo, hơi vàng và trông sưng hơn thông thường của bé, do bé phải chịu tình trạng co thắt trong quá trình sinh. Các mẹ cũng đừng hoảng hốt khi thấy mũi bé tẹt một cáhc kì dị. Tất cả những điều này sẽ biến mất khi bé lớn dần lên.

24h đầu của con

Tóc của bé

Khi trong bụng mẹ cơ thể bé được bao bọc bởi một lớp lông tơ. Một số bé sinh non vẫn mang lớp lông này. Sau đó lớp lông này sẽ tự rụng đi. Bé sinh ra có thể có tóc dày, mịn, lưa thưa… thậm chí còn không có một sợi tóc nào. Điều đó hoàn toàn bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng. Lớp tóc này sẽ rụng đi sau một khoảng thời gian và thay thế vào đó là lớp tóc khác, đôi khi tóc mới khác hoàn toàn về màu sắc và tính chất.

Các bộ phận khác của bé?

Mẹ sẽ thấy dây rốn của bé có màu rất xỉn, cơ quan sinh dục có vẻ hơi to so với cơ thể của bé. “Cậu bé” của các bé trai trông như hơi sưng tấy còn “em bé” của các bé gái thì hình dáng hơi méo mó như thể bất bình thường. Tất cả những điều này sẽ dần dần thay đổi khi bé bước sang 2-3 tuần tuổi.

Bé tè, ị lần đầu tiên vào lúc nào?

Bé sẽ tè, ị ngay trong 24h đầu sau khi chào đời. Tuy nhiên cũng có thể lâu hơn đối với một số trẻ. Do muối từ axit Uric nên nước tiểu của bé hơi có màu hồng gạch, đó là điều hoàn toàn bình thường. Phân của bé có màu xanh rêu hoặc màu tro, được gọi là “phân su”.

Dáng ngủ của bé

Khi mới chào đời sẽ sẽ ngủ ở tư thế giống hệt như lúc còn trong bụng mẹ. Nếu khi sinh đầu bé chui ra trước, bé sẽ nằm ở tư hơi co lại, cằm kéo sát vào ngực, tay nắm chặt, chân tay co lại về phía người.

Bé có những nốt lạ thường?

Bé mới sinh thường xuất hiện những nốt lạ trên cơ thể. Mông bé có thể có bớt xanh, cổ, mí mắt, mũi bé đầy những nốt đỏ cỡ hạt gạo. Khi bé lớn dần, các nốt này cũng sẽ biến mất một cách tự nhiên nên mẹ yên tâm.

Nhiệt độ cơ thể bé trong ngày đầu tiên chào đời

Ngày đầu tiên dù thời tiết có nóng bức thì bé sơ sinh vẫn chưa có mồ hôi. Thậm chí, bé cũng chưa chảy nước dãi do các tuyến này vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động. Mắt bé chưa nhìn rõ thứ gì nhưng bé có thể nghe thấy các âm thanh lớn như tiếng cửa đóng sầm.

Nhiệt độ cơ thể bé trong 24 giờ này bằng với cơ thể mẹ. Sau đó sẽ giảm dần xuống từ 1-30C. 8 tiếng sau sinh nhiệt độ bé lại tăng lên (từ 36,8-37,2 độ C). Bé thở từ 34-35 lần/phút, mạch đập 120-130 lần/phút.

Dung tích dạ dày trung bình

Dung tích dạ dày của bé khi vừa mới chào đời chỉ từ 5 – 7 ml, có nghĩa là cữ bú tương đương 1 – 1,5 muỗng cafe.

Trẻ sơ sinh vừa mới lọt lòng mẹ không hề biết cảm giác no đói. Vì trong bào thai bé chưa từng ăn qua dạ dày theo cữ. Bé luôn tìm kiếm và mút vú mẹ theo phản xạ tìm vú (còn gọi là phản xạ gốc) và phản xạ mút bú, giống như bé liên tục mút tay khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ, chứ không phải mút để tìm sữa mẹ vì đói như nhiều người lầm tưởng.

Sữa vàng đầu tiên của mẹ trong ngày đầu rất ít, nhưng dạ dày của con cũng rất bé. Con cần được da tiếp da với mẹ và bú mút vú mẹ trực tiếp khoảng 14 lần trong ngày đầu tiên.

Nguy cơ trào ngược thực quản vì bú quá dung tích dạ dày: Khi bé bú đến 30ml sữa bột cho trẻ em, dạ dày bé nhỏ bị dồn căng cứng, dẫn đến kích thích nôn trớ từ so sinh. Ngoài ra, do tâm vị (cơ vòng cổ trên của dạ dày) của trẻ sơ sinh chưa chắc và hình dáng dạ dày khá thẳng, khi kích ứng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong những ngày đầu đời, bé dễ bị chứng trớ sữa thường xuyên hoặc nặng hơn thành bệnh trào ngược thực quản về sau.