Nguyên nhân nào gây mất sữa mẹ

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Hãy cùng DHL xem đâu mới là bản chất khiến cho người mẹ mất sữa sau sinh và điểm danh những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ mất sữa là những nguyên nhân nào nhé!

Prolactin và Oxytocin là 2 hóc môn chính để sản xuất sữa mẹ. Vậy, những yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất Prolactin và Oxytocin cũng chính là các nguyên nhân gây mất sữa mẹ.

Cơ thể kiệt sức, tuyến sữa hoạt động kém dần

Giữa việc thiếu ngủ, stress và mất sữa có một mối quan hệ mật thiết thông qua sự ảnh hưởng đến các hormone tiết sữa là Prolactin, Oxytocin, Estrogen, và Progesterone.

Sau khi sinh em bé mọi hoạt động và sinh hoạt thường ngày của mẹ đều bị đảo lộn. Mẹ phải chăm bé: ru ngủ, cho bé bú, thay tã, tắm… Hoạt động của bé diễn ra liên tục không giống với nhịp điệu sinh hoạt thường ngày của người lớn. Khiến nhiều mẹ mất ngủ, ngủ không đủ giấc,… và kiệt sức. Chính tình trạng quá sức này khiến mẹ bị mất sữa dần dần do hoạt động của tuyến sữa đang yếu dần đi.

Phương pháp khắc phục:

Cơ thể mẹ cần được thư giản, nghỉ ngơi đầy đủ và cho con bú thường xuyên để kích thích tuyến yên tiết ra Prolactin và tuyến vú hoạt động. Tranh thủ nghỉ ngơi khi bé ngủ để phục hồi sức khỏe vì trẻ sơ sinh ngủ ít nhất 17-18 giờ mỗi ngày.

nguyên nhân gây mất sữa mẹ

Dinh dưỡng chưa hợp lý

Một số bà mẹ kiêng khem quá độ vì sợ thừa cân béo phì sau sinh. Nhưng khi mẹ ăn uống không đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và cung cấp năng lượng vận động, dẫn đến mẹ bị suy nhược, suy dinh dưỡng. Ăn uống không hợp lý hoặc không để ý ăn phải những thực phẩm gây mất sữa như măng, cà muối, lá lốt,… là một trong những nguyên nhân mất sữa.

Phương pháp khắc phục:

Các bà mẹ không nên quá lo lắng đến cân nặng, chính việc cho bé bủ đủ, bú thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm cân vô cùng hiệu quả. Vì vậy các bà mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để phục hồi sức khỏe và có đủ sữa cho con.

Stress, trầm cảm có thể dẫn đến mất sữa do phản xạ tiết sữa kém dần

Áp lực, mệt mỏi, tổn thương về tinh thần khiến mẹ khí huyết kém lưu thông, kinh mạch trì trệ gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Mẹ bị trầm cảm sẽ khiến cơ thể suy yếu, không đủ dinh dưỡng để sản xuất sữa, đồng thời chất lượng sữa cũng kém dần đi. Khi chưa thấy sữa về hoặc sữa ít khiến mẹ lo lắng, căng thẳng, điều này gây ức chế thần kinh khiến tình trạng ít sữa ngày càng trầm trọng.

Phương pháp khắc phục:

Khi gặp vấn đề liên quan đến tinh thần, stress mẹ nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp giúp thư giãn, tinh thần thoải mái. Không nên tự suy nghĩ, lo lắng thái quá làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như đến lượng sữa tiết ra.

Mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú, bệnh rối loạn nội tiết

Một số bệnh liên quan đến tuyến vú như: tắc tia sữa, áp xe vú, viêm tuyến vú, nứt cổ gà nghiêm trọng, phẫu thuật ngực sau sinh,… đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ gây nên tình trạng mất sữa.

Phương pháp khắc phục:

Nếu mẹ mắc phải các bệnh rối loạn nội tiết như bệnh tuyến giáp, thiếu máu, sót nhau thai,…sẽ ảnh hưởng đến các hóc môn estrogen, progesterone, prolactin – ảnh hưởng đến cơ chế tiết sữa mẹ. Cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, và phải tuân thủ và nghe theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết.

Vắt sữa hoặc cho con bú không đúng cách

Việc tìm vú và ngậm bú “đúng khớp” là bản năng của con. Mẹ chỉ cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho con, bắt đầu bằng tư thế đúng. Bú đúng cách sẽ kích thích tuyến sữa mẹ về nhiều. Ngược lại, nếu bú không đúng cách sẽ dễ dẫn đến mất sữa:

  • Tuyến vú không nhận được kích thích nên sẽ không có phản xạ tiết sữa thường xuyên. Lâu dần sẽ dẫn đến mất sữa cho con
  • Bú không đúng cách sẽ làm mẹ bị đau và ngại cho con ngậm ti.

Không cho bé bú thường xuyên cũng là nguyên nhân gây mất sữa.

Oxytocin được mệnh danh là hormone tình yêu, tiết ra nhiều hơn khi người ta cảm thấy lãng mạn, hạnh phúc. Đối với người mẹ sau khi sinh con, Oxytocin tiết nhiều khi mẹ cho con bú, gần gũi và âu yếm con.

Một số mẹ muốn tập cho bé ăn theo chế độ của người lớn để rèn bé vào nề nếp. Mẹ chỉ cho con bú 2,3 lần mỗi ngày hoặc khi bé khóc mới cho ăn vì nghĩ rằng lúc đó bé mới đói. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, cách 2-3h mẹ nên cho bé bú một lần. Nếu bé không chịu ti mẹ, mẹ hãy vắt sữa theo khoảng thời gian đó để tạo thành thói quen và kích thích tuyến sữa. Bé không bú hoặc không vắt sữa thường xuyên cơ thể mẹ sẽ tự giảm tiết sữa dẫn đến tình trạng mất sữa dần.

Nhiều mẹ lo lắng không biết cho con bú thế nào là đủ. Nghĩ rằng sữa mình ít nên sử dụng sữa công thức. Sau một thời gian bé sẽ thích bú bình hơn và bỏ bú mẹ. Mẹ nên biết dạ dày của bé mới sinh rất nhỏ nên lượng sữa non của mẹ là đủ cho bé rồi. Sau một tuần dạ dày bé mới to bằng quả bóng bàn và sau 2 tuần mới to bằng quả trứng gà. Nếu cho bé bú bình quá sớm sẽ phải đối mặt với tình trạng béo phì của bé khi lớn lên.

Mẹ cho trẻ bú không đủ cữ

Em bé mới sinh rất hay ngủ gật khi bú mẹ được 1-2 phút. Khi đó sữa trong bầu ngực mẹ chưa cạn. Dễ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa và hạn chế sự tiết sữa của tuyến yên. Vì vậy sau khi bé ngủ mẹ nên vắt sữa ra để tránh tình trạng tắc sữa, nặng hơn có thể dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú rất nguy hiểm.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất sữa trên, còn một số nguyên nhân sau cũng góp phần khiến mẹ bị mất sữa đó là:

  • Tắc tia sữa do vệ sinh núm vú không đúng cách trong thời kỳ mang thai.
  • Không uống đủ nước mỗi ngày. Sữa mẹ chứa phần lớn là nước, nếu không được cung cấp đủ nước thì việc sản xuất sữa cũng sẽ bị ảnh hưởng, lượng sữa tiết ra ít dần và mất sữa dần đi.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh nhiều cũng là nguyên nhân gây mất sữa
  • Tình trạng sinh khó, sinh mổ hay chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… có thể làm tăng hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ.