Hướng dẫn cách chăm sóc bầu vú mẹ

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Có rất nhiều mẹ sau khi sinh con chỉ nghĩ đến chuyện ăn gì, uống gì để nhiều sữa cho con. Nhưng không hề biết rằng việc chăm sóc bầu vú mẹ là một phương pháp quan trọng giúp mẹ nhiều sữa hơn và phòng chống các bệnh về tuyến vú. Vậy làm thế nào để chăm sóc bầu vú một cách tốt nhất?

Chăm sóc bầu vú mẹ trong khi mang thai

Các mẹ thường không dám đụng chạm vào quầng vú và đầu vú trong thai kỳ, sợ rằng động tác đó sẽ gây sinh non. Điều đó là chưa chính xác. Việc chăm sóc vú mẹ trong thai kỳ là cần thiết và an toàn.

  • Lợi ích:
  • Đầu vú và quầng vú cần được vệ sinh làm sạch và giữ mềm mại giúp sau này tiết sữa ra một cách dễ dàng.
  • Chăm sóc núm vú đặc biệt đối với những người có núm vú ngắn, phẳng hoặc thụt vào trong (cần phải hút dần ra mỗi ngày) để sau này bé có thể ti mẹ dễ dàng.
  • Việc tác động vào đầu vú giúp sữa thoát ra dễ dàng hơn
  • Tránh để đầu vú bị ẩm vì sữa non có thể có trong bầu vú từ tuần thứ 20 có thể tiết ra ngoài, dẫn đến nhiễm nấm núm vú.
  • Cách massage:
  • Xoa cả bầu vú theo vòng tròn từ chân ngực đến cuồng vú theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoa ngược chiều kim đồng hồ.
  • Sau khi massage dùng 2 đầu ngón tay vỗ nhẽ khắp bầu vú để tăng lượng máu về bầu vú.
  • Dùng khăn mềm với nước ấm để lau bầu vú, sau đó lau lại với nước lạnh, giúp các mạch máu dãn nở và co lại được linh hoạt.

hướng dẫn chăm sóc bầu vú mẹ

Chăm sóc bầu vú mẹ sau khi sinh em bé

Không chỉ trong thai kỳ mà ngay sau khi sinh em bé bầu vú mẹ càng phải được chăm sóc tốt hơn, giai đoạn này lượng sữa bắt đầu tiết ra nhiều rất dễ gây ra tình trạng cương tức, viêm tuyến vú, áp xe… rất nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần chú ý chăm sóc bầu vú tốt hơn.

  • Lợi ích:
  • Giúp mẹ thư giãn, các tia sữa hoạt động ổn định.
  • Kích hoạt dây thần kinh có vai trò thúc đẩy tiết hormone tạo sữa.
  • Thông sữa cho bầu vú khi bị cương sữa hoặc tắc sữa sau khi sinh.
  • Thời điểm áp dụng:
  • Ngay trước cữ bú mới, hoặc hút sữa, để sữa xuống nhanh hơn.
  • Ngay trong khi bé bú bên vú này, có thể tiếp tục bước 3 massage vú bên kia để hỗ trợ tiết sữa trong khi bú.
  • Ngay sau khi bé vừa bú xong, hoặc hút cạn, để kích thích tạo sữa cho đợt sau.
  • Phương pháp massage

Áp dụng phương pháp massage “3 bước – 3 phút Betibuti”:

  • Bước1 (30 giây): Dùng 2 đầu ngón tay nhẹ nhàng xoay tròn từ trên đi về phía đầu vú, khắp cả 2 đầu vú ( 30 giây). Chú ý, tay trái thực hiện trên vú phải và ngược lại.
  • Bước 2 (30 giây): Dùng nắm tay ấn/vuốt nhẹ nhàng từ trên đi về phía đầu vú, khắp cả 2 đầu vú. Chú ý thực hiện tay cùng bên với bầu vú, tay trái vú trái, tay phải vú phải.
  • Bước 3 (1-2 phút): Tựa ngón tay cái vào quầng vú trên, các ngón tay xoa nhẹ nhàng lên xuống ở vị trí đầu dây thần kinh. Chú ý tay trái thực hiện trên bầu vú phải, và ngược lại.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp massage đang được các bà mẹ áp dụng, tuy nhiên phương pháp này của chuyên gia Betibuti dựa vào cơ chế tạo và tiết sữa, chú trọng kích hoạt dây thần kinh có vai trò thúc đẩy tiết hormone tạo sữa (gốc 5 giờ ở vú trái và 7 giờ ở vú phải, cách đầu vú 1,5 cm), là phương pháp nhẹ nhàng, tốn ít thời gian nhưng mang lại hiệu quả cao.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho bà bầu trong giai đoạn từ tuần 20 đến 26 của thai kỳ.

Lưu ý:

  • Tất cả các động tác chăm sóc và massage trên bầu vú phải hết sức tinh tế và nhẹ nhàng.
  • Không áp dụng massage bầu vú cho bà bầu khi có cơn co tử cung sau tuần 36, hoặc đối với bà bầu có tiền sử dọa sinh sớm trước tuần 36.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về những vấn đề khác khi bà mẹ nghi ngờ bất thường trong bầu vú, để phát hiện các bệnh lý khác liên quan đến bầu vú mẹ, nếu có.