Cho con bú đúng cách

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Cho con bú là một việc tự nhiên, tuy nhiên các kỹ năng này cũng cần phải học. Có thể bạn và bé sẽ cần phải dành thời gian luyện tập để hoàn thiện kỹ năng này. Hiện nay nhờ có nhiều hướng dẫn và bài tập khác nhau mà việc mẹ cho con bú càng ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn trước

Cho con bú là một việc tự nhiên, tuy nhiên các kỹ năng này cũng cần phải học. Có thể bạn và bé sẽ cần phải dành thời gian luyện tập để hoàn thiện kỹ năng này. Hiện nay nhờ có nhiều hướng dẫn và bài tập khác nhau mà việc mẹ cho con bú càng ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn trước

■ Các tư thế cho con bú

■ Cách ngậm núm vú

■ Dinh dưỡng

■ Dinh dưỡng

■ Nhịp bú của trẻ

1.     Các tư thế cho con bú

Cho con bú đúng vị trí là chìa khoá của thành công. Kiểu bú đúng sẽ giúp bé ngậm vú tốt. Ngậm vú tốt sẽ giúp bé bú sữa mẹ hiệu quả không làm đau núm vú

 

Nguyên nhân chính gây đau núm vú, phần lớn là do bé ngậm vú không đúng cách. Bạn có thể cho con bú bằng nhiều kiểu khác nhau, các kiểu bú truyền thống là kiểu nằm hoặc ngồi. Kiểu cho bú nằm ứng dụng rất hiệu quả khi bạn cho con bú vào buổi tối.

 

Bạn có thể chọn bất cứ kiểu cho con bú nào, quan trọng là bạn và bé đều cảm thấy thuận tiện và bé ngậm vú được dễ dàng. Lưng, tay và cả chân của bạn phải có chỗ tựa chắc chắn. Bạn chú ý là: kéo bé lại phía vú của mình chứ không phải là đưa vú vào miệng của bé

 

Kể cả khi bé đang bú tốt, bạn cũng nên chú ý là cổ của bé cần phải duỗi thẳng hơi ngửa ra phía sau một chút. Người của bé áp sát vào người của mẹ (bụng tiếp xúc với bụng của mẹ). Đầu, vai và người của bé phải làm thành một đường thẳng để bé có thể ngậm vú dễ dàng mà không cần phải ưỡn hoặc vặn người

 

Kiểu cradle (ẵm)

Thuận lợi

Có thể cho bú mọi nơi. Kiểu này được nhiều người ứng dụng.

Khó khăn

Bé phải tự ngỏng đầu khi bú. Mẹ không quan sát được hành động của bé khi bú.

 

 

 

Kiểu Clutch (ôm)

Thuận lợi

Đầu và lưng bé được trợ giúp. Mẹ kiểm soát được hành động của con khi bú.

Khó khăn

Nhìn không quen mắt. Một số bé không thích bị sờ vào đầu --> dùng 1 chiếc khăn chèn giữa gáy và đầu của bé.

 

 

 

Kiểu Lying down (nằm)

 

 

Thuận lợi

Mẹ được thư giãn. Dòng sữa chảy không mạnh, bé dễ bú.

Khó khăn

Cần phải có tấm đệm hỗ trợ cho mẹ và bé. Kiểu này dành cho các mẹ đã có kinh nghiệm cho con bú.

 
 
 

Nguồn ảnh từ: K. Auerbach, J.Riordan: Breastfeeding and Human Lactation, 2nd Edition, Jone & Barlett, 1998


2. Cách ngậm núm vú

Nếu bé của bạn ngậm đầu ti đúng cách thì sẽ bú được nhiều sữa và không làm đau núm vú của mẹ.

Bạn hãy kéo bé về phía ngực mình, và kích thích bé bằng cách dùng đầu ti cù vào môi dưới của bé. Bé sẽ há mồm như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé vào ngực mình, quan trọng là kéo bé về phía bầu vú chứ không phải là đưa bầu vú vào miệng của bé. Đỉnh đầu ti của bạn phải hướng lên vòm trên của miệng bé. Bạn hãy kiểm tra các điểm sau để đảm bảo bé ngậm vú đúng cách

■ Mũi và cằm của bé chạm vào vú của bạn

■ Tai, vai và hông của bé tạo thành một đường thẳng

 

■ Miệng của bé mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu ti

■ Lưỡi của bé đè lên hàm dưới và hướng ra ngoài

■ Đỉnh mũi của bé phải cao ngang bằng đầu núm vú

■ Bạn có thể thấy phần quầng vú ở trên nhiều hơn là phần quầng vú ở dưới

■ Bạn không bị đau

 

Ngậm đầu ti đúng cách

Ngậm vú không hết

 

  
  

 

Bé bú khéo sẽ bắt đầu bằng các nhịp bú ngắn sau đó chuyển sang nhịp bú dài và sâu hơn. Bạn có thể nhìn và nghe thấy bé đang nuốt như thế nào

 

Cho con bú không gây đau đớn. Mẹ có thể có cảm giác lạ lẫm trong những ngày đầu. Tuy nhiên, đau núm vú, tụ máu, hoặc nứt núm vú sẽ rất nguy hiểm. Bạn nên đến tư vấn các chuyên gia dinh dưỡng ngay nếu mắc phải các trường hợp trên

 

 

    3. Dinh dưỡng

Thời gian cho con bú là thời điểm rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Tuy nhiên bạn không cần phải có một chế độ kiêng khem đặc biệt. Bạn có thể ăn thoải mái theo nhu cầu, chỉ cần kiêng các thức uống có cồn. Bạn thậm chí có thể uống một lượng nhỏ cafe hoặc bia hàng ngày.

 

Một số bé có thể có phản ứng khi mẹ ăn một số thực phẩm đặc biệt tuy nhiên đó không phải là lý do để tất cả các bà mẹ đều phải ăn kiêng cữ, sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn nghi ngờ một loại thực phẩm nào đó thì hãy ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé có biểu hiện không tốt thì hãy tạm ngừng không ăn loại thức ăn đó trong một khoảng thời gian nhất định


Hãy cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Bạn nên chọn các loại thực phẩm tươi sống, không nên chọn thực phẩm đã qua chế biến

Mọi người thường cho rằng mẹ cần phải uống nhiều nước khi cho con bú. Tuy nhên đó là nhận định sai!

Bạn chỉ cần uống khi cảm thấy khát. Bạn hãy theo dõi mầu của nước tiểu: màu sáng đến hơi vàng là bạn đã uống đủ nước

  1. Kiểm tra trọng lượng của bé

Nhiều bà mẹ sợ mình "không có đủ sữa cho bé" tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều đó là không có cơ sở. Các chuyên gia đã đưa ra 1 số dấu hiệu nhận biết bé ăn đủ sữa như sau:

■ Thay một hoặc hai chiếc bỉm trong những ngày đầu khi bé nhận được sữa colostrums từ mẹ.

■ Thay 5 đến 6 chiếc bỉm trong vòng 24 h trong ngày thứ 3 hoặc thứ 4 khi sữa mẹ đã về.

■ Bé bú trung bình 6-10 lần trong vòng 24h

■ Bé cần phải tăng cân ít nhất 120 – 210 g hàng tuần kể từ ngày thứ 4 sau khi sinh.

■ Bé phải tỉnh táo, khỏe mạnh, màu da phải tươi tắn, da căng, và tăng nhanh đường kính đầu và chân

Nguồn: La Leche League International (LLLI)

 

  1. Nhịp bú của trẻ

Tốt nhất là cho bé bú theo nhu cầu. Bạn không cần cho bé bú theo thời gian biểu định sẵn. Trẻ khỏe mạnh sẽ biết khi nào đói, và cần phải ăn bao nhiêu và bao lâu. Thường thì bé ăn khoảng 6-8 bữa trong vòng 24h. Bạn hãy cho bé bú thường xuyên ngay khi bé có nhu cầu, kể cả vào buổi tối. Khi bé lớn dần và sữa nhiều lên thì bé sẽ bú ít lần hơn.

 

Đặc biệt trẻ mới sinh thường bú theo kiểu được gọi là clusterfeed. Nghĩa là bé thường bú nhiều vào một thời điểm trong ngày còn các giờ khác thì bé bú ít hơn hẳn. Thường thì bé hay thích bú vào cuối giờ chiều hoặc trước lúc tối. Clusterfeed không phải là biểu hiện của thiếu sữa mà chỉ là một tính cách thường thấy ở trẻ mới sinh.

Bạn cần phân biệt giữa khái niệm clusterfeed với khái niệm growth spurts. Khi bé của bạn bỗng nhiên muốn bú nhiều hơn đó là bé đang lớn và cần 1 lượng sữa nhiều hơn. Bạn có thể dự đoán thời điểm này khi bé được 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng. Bạn nên cho bé bú nhiều lần hơn trong một vài ngày để tạo lại sự cân bằng giữa lượng cung của mẹ và nhu cầu của bé