7 lầm tưởng về việc nuôi con bằng sữa mẹ mà bạn cần biết

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Những ai mới bắt đầu làm mẹ thường thấy mình ngập lặn trong những lời khuyên họ nhận được. Hầu hết mọi người đang cố gắng đưa ra những thông tin có ích, nhưng thật không may, một số vấn đề vẫn còn đang phải tranh luận sôi nổi, thông tin sai lệch và nhầm lẫn so với sự thật về việc nuôi con bằng sữa mẹ

Những ai mới bắt đầu làm mẹ thường thấy mình ngập lặn trong những lời khuyên họ nhận được. Hầu hết mọi người đang cố gắng đưa ra những thông tin có ích, nhưng thật không may, một số vấn đề vẫn còn đang phải tranh luận sôi nổi, thông tin sai lệch và nhầm lẫn so với sự thật về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều bà mẹ mới bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ tìm thấy mình trong các “chuyện bà già” và các lầm tưởng không có cơ sở khoa học hay thậm chí là phi lý về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này xảy ra quá thường xuyên, khiến bạn phải sàng lọc rất nhiều thông tin sai lệch để có được sự thật.

Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn! Dưới đây là một vài lầm tưởng phổ biến về việc cho con bú - và những sự thật bạn cần biết.

Lầm tưởng: Nếu bạn có bộ ngực nhỏ, bạn không sản xuất đủ sữa để nuôi con.

Sự thật: Kích thước không quan trọng! Cho dù bạn có vòng ngực đẫy đà hay khiêm tốn, kích thước của ngực không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của cơ thể bạn.

Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào một vài sự thật về giải phẫu của vú. Kích thước vú được tạo ra bởi số lượng mô mỡ, mô xơ thêm vào đó là mô tuyến sản xuất sữa. Thứ hai, sản xuất sữa mẹ do kích thích nội tiết tố và tăng theo nhu cầu của trẻ. Em bé rất thông minh – có thể kiểm soát lượng sữa được sản xuất và kích thước vú không gây ra ảnh hưởng nào cả.

Rất đơn giản, tăng tần suất và hiệu quả của các lần cho con bú giúp làm tăng nguồn sữa. Có nhiều điều có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa như căng thẳng, mệt mỏi hoặc trầm cảm, nhưng kích thước ngực của bạn không phải là một yếu tố góp phần ảnh hưởng đến khả năng tạo ra sữa của bạn.

Khả năng lưu trữ sữa trong vú có thể khác nhau, vì vậy một số bà mẹ có thể có khả năng lưu trữ sữa nhiều hơn hoặc ít hơn những người khác, điều này có thể dẫn đến việc cho con bú của bạn ít hơn hoặc thường xuyên hơn. Nhưng miễn là ngực được dẫn lưu hiệu quả, cơ thể bạn sẽ tiếp tục sản xuất nhiều sữa.

Lầm tưởng: Việc bị đau khi cho con bú là bình thường.

Sự thật: Mặc dù nhiều phụ nữ ban đầu gặp một số khó chịu liên quan đến việc cho em bé ngậm núm vú đúng cách, nhưng việc cho con bú không gây ra đau đớn.

Một số bà mẹ nhận xét rằng vài lần đầu họ cho con bú, họ cảm thấy “khác lạ”, đó là điều không quá ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ có cảm giác một chất lỏng chảy qua ống dẫn sữa và ra khỏi núm vú trước đó. Vấn đề thường liên quan đến trẻ sơ sinh chứ không phải mẹ. Chẳng hạn, trẻ có thể không bú đúng cách, vì vậy các bà mẹ không nên tự động cho rằng đó là vấn đề do vú hay sữa mẹ.

Lầm tưởng: Người mẹ phải uống sữa để tạo ra sữa.

Sự thật: Xin lỗi những người yêu thích sữa. Quan niệm này không phải sự thật. Sản xuất sữa gắn liền với việc vú dẫn lưu sữa tốt như thế nào. Bạn hãy nhớ đây là một quy trình của cung và cầu. Vú của bạn sẽ bắt đầu tăng hoặc giảm sản xuất sữa để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Mặc dù bạn không cần sữa bò để tạo ra sữa mẹ, nhưng bạn cần nước, vì vậy hãy nhớ đảm bảo rằng bạn đang uống đủ nước trong thời kỳ bạn cho con bú.

Lầm tưởng: Các bà mẹ cho con bú nên sử dụng cả hai vú trong mỗi lần cho con bú.

Sự thật: Ngực của bạn có thể “biết” chúng cần tạo ra bao nhiêu sữa, tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Nếu đã quá lâu mà trẻ không bú từ một bên vú, vú bắt đầu tạo ra cảm giác đầy sữa - nhưng bạn không cần phải lo lắng về việc liệu em bé có bú từ cả hai vú trong mỗi lần bú hay không. Trong thực tế, nghiên cứu được công bố về việc “trẻ bú bình thường”, khi nói đến sở thích bú của trẻ cho thấy 30% trẻ sơ sinh luôn chỉ bú một vú, 13% luôn bú cả hai vú và 57% có cả 2 sở thích!

Lầm tưởng: Bú mẹ thường xuyên khiến trẻ sau này bị béo phì.

Sự thật: Béo phì là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, một số do di truyền, một số do môi trường, xã hội hoặc tâm lý. Trong hầu hết các trường hợp, đó là kết quả của việc cơ thể nhận được nhiều calo hơn mức cần thiết, trong thời gian dài. Bởi vì glucose (nhiên liệu mà cơ thể chúng ta sử dụng) gây tổn hại cho các tế bào của chúng ta nếu nó có trong máu với nồng độ quá cao, cơ thể chúng ta lưu trữ nó dưới dạng glycogen trong mỡ/mô mỡ. Khi chúng ta ăn quá nhiều và không sử dụng năng lượng đó, glycogen tích lũy trong mô mỡ, các tế bào sẽ lớn hơn và chúng ta béo hơn. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên là bình thường, với nghiên cứu cho thấy em bé sẽ bú 4 đến 13 lần mỗi ngày.

Bí quyết là hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh được lập trình sẵn để ăn khi chúng đói hoặc cần năng lượng, không phải lúc nào chúng ta muốn là chúng sẽ ăn. Điều này được gọi là “ăn dựa trên dấu hiệu” và đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sau này của trẻ.

Lầm tưởng: Nuôi con bằng sữa mẹ sau 12 tháng ít có giá trị vì chất lượng sữa mẹ bắt đầu giảm sau sáu tháng.

Sự thật: Sữa mẹ không giảm chất lượng theo thời gian. Sự thật là thành phần sữa mẹ thay đổi trong suốt thời gian cho con bú, nhưng đây chỉ là một dấu hiệu cho thấy sữa mẹ đã phát triển hoàn hảo như thế nào để tiếp tục đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

Điều quan trọng cần nhớ là hệ thống cơ quan của trẻ sẽ phát triển qua nhiều năm, không chỉ đơn giản là 6 hay 12 tháng, đó là lý do tại sao sữa mẹ giúp tiếp tục đáp ứng những yêu cầu phát triển đó. Lý do chúng ta bổ sung các loại thực phẩm vào sữa mẹ lúc 6 tháng tuổi là vì sữa mẹ không còn quá quan trọng nữa, đơn giản vì nhu cầu dinh dưỡng/năng lượng của trẻ không còn chỉ được đáp ứng bởi sữa mẹ.

Sữa mẹ sẽ tiếp tục cung cấp cho trẻ sự bảo vệ miễn dịch cũng như dinh dưỡng trong toàn bộ thời gian bạn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Điều này rất quan trọng vì phải mất nhiều năm trước khi hệ thống miễn dịch của trẻ trưởng thành hoàn toàn. Một số bộ phận chưa được phát triển đầy đủ cho đến khi trẻ trên 10 tuổi!

Lầm tưởng: Đừng cho con bú nếu bạn ốm.

Sự thật: Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn và lành mạnh cho trẻ, ngay cả khi mẹ đang cảm thấy khó chịu trong cơ thể. Trên thực tế, một phần lợi ích của việc cho con bú là vì trẻ có khả năng bị cảm lạnh hoặc cúm giống như bạn mắc phải, hệ thống miễn dịch trưởng thành của bạn dễ dàng phát triển các kháng thể và bạch cầu để chống lại cảm lạnh/cúm hơn so với trẻ. Những kháng thể và bạch cầu này được truyền qua sữa mẹ khi bạn cho con bú. Thật là khéo léo phải không?

Ngoại lệ duy nhất là nếu bạn sử dụng một loại thuốc không an toàn cho các bà mẹ cho con bú (luôn luôn kiểm tra với bác sĩ và dược sĩ của bạn và đảm bảo họ biết rằng bạn đang cho con bú). Vi-rút cúm có thể đặc biệt ảnh hưởng đối với các em bé mới sinh vì hệ thống miễn dịch của chúng chưa trưởng thành. Vì lý do này, tốt nhất là đảm bảo bạn đã được tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Hãy nhớ rằng, khi bạn được tiêm vắc-xin, cơ thể bạn sẽ tạo ra các kháng thể và bạch cầu và chúng sẽ được truyền qua sữa mẹ cho trẻ để giúp bảo vệ bé khỏi vi-rút đó.

Đừng để những lầm tưởng về việc cho con bú ảnh hưởng tới bạn. Hãy tự mình nghiên cứu và là một người mẹ hiểu biết. Trang bị cho mình tất cả các tài liệu chính xác và kiến thức tin cậy về nuôi con bằng sữa mẹ để bạn biết nên chọn lọc và bỏ qua những lời khuyên nào.

Bạn đã bao giờ nghe về bất kỳ lầm tưởng nào về việc cho con bú được đề cập trong bài viết này? Những lầm tưởng khác mà bạn đã được nghe là gì? Vui lòng cho chúng tôi biết trong phần bình luận hoặc tham gia cuộc trò chuyện trên trang Facebook Medela VN của chúng tôi.