12 tháng đầu đời của con và sơ đồ phát triển

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Sơ đồ phát triển của trẻ sơ sinh là bảng đánh giá chính xác nhất sự phát triển của trẻ. Qua đây bố mẹ có thể thấy được con mình có đang ở trong mức phát triển bình thường hay không ?

sơ đồ phát triển của trẻ

Sơ đồ phát triển biết trẻ đang ở mức nào - Ảnh: Internet

Tìm hiểu các giai đoạn trong sơ đồ phát triển của trẻ

- Giai đoạn 1 tháng tuổi

Giao tiếp bằng mắt. Trẻ 1 tháng tuổi đã có thể giao tiếp bằng mắt và thể hiện mong muốn, nhu cầu của mình bằng cách khóc lên, biết kéo căng và duỗi thẳng người khi cảm thấy mỏi. Bé cũng có thể phân biệt được giọng nói của một số thành viên trong gia đình.

- Giai đoạn 2 tháng tuổi

Biết nhận diện khuôn mặt. Khi vào tháng thứ 2 bé bắt đầu cười và nhận diện khuôn mặt. Bố mẹ có thể nghe thấy tiếng cười của con và tạo ra những âm thanh khác. Bé cảm thấy phấn khích sẽ huơ tay và chân liên tục. Một số bé sẽ đưa tay vào miệng hoặc thể hiện thái độ tức giận của mình.

- Giai đoạn 3 tháng tuổi

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò. Giai đoạn này bé có thể thực hiện động tác lật và có thể chụp lấy những thứ đang trong tầm ngắm. Bé bắt đầu mút và chơi với ngón tay của mình. Bé cũng có thể tì sức nặng lên 2 chân khi nhận được sự hỗ trợ từ người thân.

- Giai đoạn 4 tháng tuổi

Bé bắt đầu ê a tạo ra những âm thanh hết sức đáng yêu, biết “hóng hớt” nghe người khác nói chuyện. Một số bé ngoặm cả bàn chân vào miệng. Bé lật thuần thục và bắt đầu thích ngồi dậy.

- Giai đoạn 5 tháng tuổi

Bé bắt đầu nhoai người để lấy những thứ mình thích xung quang, bé bắt đầu “phun mưa” và cảm thấy thích thú. Bé còn có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia của mình

- Giai đoạn 6 tháng tuổi

Khả năng kiểm soát đầu và cổ của bé đã lên “cấp độ cao hơn”. Bé lẫy thuần thục, lật qua lật lại 2 bên. Bé thích chơi một số trò chơi với người lớn như ú òa. Thị lực của bé đã phát triển và có thể nhìn mọi thứ trong phòng. Con đã có thể tự ngồi vững, giơ tay thích thú lấy những đồ vật nhỏ và bi bô, bập bẹ ngôn ngữ của bé.

- Giai đoạn 7 tháng tuổi

Bé bắt đầu trườn bò, học cách sử dụng ngón tay của mình chộp lấy mọi thứ bé thích, ê a nhiều hơn, bắt chước âm thanh của người lớn. Thao tác trườn mình mạnh mẽ hơn và có thể đứng khi vịn vào một vật cố định.

- Giai đoạn 8 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã có thể ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ nào, có thể cầm chắc bình sữa, đưa thức ăn vào miệng một cách dễ dàng.  Bé đã bắt đầu biết xấu hổ khi gặp người lạ.

- Giai đoạn 9 tháng tuổi

Bé cố gắng bò và leo cầu thang, biết vỗ tay, đứng vững một vài giây mà không cần sự trợ giúp. Bé bắt chước những âm thanh của người lớn và nhận ra tên mình khi có người gọi.

- Giai đoạn 10 tháng tuổi

Bé bắt đầu chập chững những bước đi đầu đời, bắt đầu tự tin hơn và thể hiện tất cả các cảm xúc vui, buồn giận giữ.

- Giai đoạn 11 và 12 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã phát triển khá hoàn chỉnh các kỹ năng cơ bản. Việc cầm nắm với bé bây giờ khá dễ dàng, việc uống nước từ cốc không còn là điều khó khăn. Bé cố gắng nói những từ dài hơn và rõ ràng hơn. Bé đã thể hiện rõ các cơn giận dữ và cũng phát triển khả năng hài hước của mình.

Có nên áp đặt con vào đúng những chỉ số chu kỳ này hay không?

So sánh các chỉ số đo của bé như chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu là phương pháp để kết luận liệu bé có phát triển bình thường hay không. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên quá phụ thuộc vào các chỉ số này. Điều quan trọng là con phát triển thể chất ổn định, cân đối. Bố mẹ nào cũng muốn con mình phát triển hoàn hảo theo từng giai đoạn nhưng mỗi con đều có một cách phát triển riêng. Trong trường hợp bé phát triển quá xê dịch so với sơ đồ thì bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và có phương pháp can thiệp phù hợp.