Vượt qua khó khăn

Vì sao mẹ nên lựa chọn sử dụng máy hút sữa điện đôi của Medela
Vì sao mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa Medela
Cách lựa chọn size phễu phù hợp
COVID-19 câu hỏi thường gặp cho các mẹ khi cho con bú
Ready for the launch of the #1000WomenLeaders campaign?

Cho con bú là một nghệ thuật mà các bà mẹ và em bé sẽ cần phải học. Nhiều khi công việc này cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên nhờ có tình yêu con mà các mẹ sẽ vượt qua được tất cả mọi trở ngại. Công ty DHLmeditech và Medela AG mong muốn hỗ trợ các mẹ một phần nào trong công việc vô cùng cao cả này.

Cho con bú là một nghệ thuật mà các bà mẹ và em bé sẽ cần phải học. Nhiều khi công việc này cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên nhờ có tình yêu con mà các mẹ sẽ vượt qua được tất cả mọi trở ngại. Công ty DHLmeditech và Medela AG mong muốn hỗ trợ các mẹ một phần nào trong công việc vô cùng cao cả này.

■ Viêm đầu núm vú

■ Chứng căng ngực và viêm vú

■ Khi sữa về

■ Quá ít/quá nhiều sữa

■ Núm vú bị phẳng hoặc bị lõm vào

■ Sinh đôi, sinh ba

■ Mẹ phải đi làm

■ Các trường hợp phải điều trị y tế

1.Viêm đầu núm vú

   Viêm đầu núm vú gây đau đớn khiến cho nhiều bà mẹ quyết định cai sữa cho con. Có thể các bà mẹ sẽ cảm thấy chưa quen khi cho con bú trong những ngày đầu, nhưng cho con bú không gây đau núm vú. Đau núm vú hoặc viêm núm vú bắt nguồn từ việc cho con bú không đúng cách.

   Trong nhiều trường hợp nguyên nhân là do mẹ bế con không đúng cách khi cho bú, con ngậm vú không hết hoặc cách kéo bé ra khỏi bầu vú để ngừng bú không đúng. Bạn có thể hỏi tư vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng khi bị viêm hoặc đau núm vú.

   Nếu bạn cảm thấy quá đau thì nên dừng cho con bú. Trong thời gian này bạn phải hút sữa ra liên tục để tránh vú bị căng, tức ngực gây tắc tia sữa và để kích thích vú tiếp tục ra sữa nuôi con. Chuyên gia về dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn cách sử dụng máy hút sữa và cách vắt sữa ra để tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.

 Bạn có thể dùng kem lanolin PureLan bôi lên đầu núm vú. Các loại thuốc mỡ khác có thể làm cháy da, lâu lành. Dùng loại Breastshells miếng bảo vệ đầu núm vú sẽ hiệu quả hơn.

 Trong một vài trường hợp viêm núm vú có thể dẫn đến bệnh nứt cổ gà. Ở trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì có thể cả bé cũng bị lây nấm tưa miệng.

2.Căng ngực và viêm vú

   Chứng căng, tức ngực

   Đầu tiên bạn phải phân biệt giữa chứng căng, tức ngực bệnh lý (pathologic engorgement) hay căng tức ngực sinh lý (physiologic engorgement) thường xuất hiện 1 ngày sau khi sinh. Căng, tức ngực bệnh lý thường do cho con bú hoặc vắt sữa không đúng cách. Một bên ngực của bạn (hoặc cả hai) trở nên cứng, căng đầy và nặng nề. Bạn có thể thấy nóng ở vùng ngực cà bạn cảm giác rất mệt mỏi. Bạn có thể bị sốt.

   Việc đầu tiên là phải điều trị chỗ căng tức để em bé có thể ngậm vú dễ dàng (vú căng quá bé sẽ không ngậm được vú). Khi bé có thể bú hiệu quả thì bầu vú của bạn sẽ nhẹ đi và mềm hơn. Nếu em bé không chịu bú hoặc bé bú không đủ lâu để vú bớt căng tức, bạn cần phải tự vắt sữa, hoặc dùng máy hút sữa ra ngoài. Chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn cho bạn cách sử dụng máy hút sữa và cách vắt sữa hiệu quả. Bạn nhớ dùng khăn ấm lau vùng vú trước khi hút sữa và bạn nhớ massage để tạo phản xạ kích thích sữa về trước khi hút. Như vậy thì bạn sẽ hút được nhiều sữa hơn và đỡ mất thời gian hơn. Dùng khăn lạnh chườm vú sau khi hút sữa sẽ làm cho vú không bị đau, và phòng chống tắc tia sữa.

   Bạn nhớ điều trị ngay khi cảm thấy căng tức. Thời gian là yếu tố quyết định. Càng điều trị sớm thì chữa trị càng đơn giản.

Chứng viêm vú

  Nhiều mẹ có cảm giác như có sự nóng cháy trong tuyến vú hoặc mô vú. Chứng viêm vú là do có sự ép từ bên trong hoặc ngoài làm cho sữa bị tắc lại. Nghĩa là chứng viêm vú là biến chứng của chứng căng, tức ngực. Nếu bạn thấy có vùng nào đó trên vú bị nóng, bị tấy đỏ,  vú bị nặng, bị đau hay bạn cảm thấy có triệu trứng như đang bị cảm lạnh, đau đầu, sốt thì bạn phải đi khám bác sỹ sản ngay.

  Chứng viêm vú phải chữa trị ngay lập tức.

  Bạn cần phải nghỉ ngơi và uống thuốc. Thường xuyên hút sữa hoặc vắt sữa ra ngoài là yếu tố quyết định. Nếu không cho con bú nữa hoặc tự cai sữa cho con sẽ làm cho việc điều trị bị chậm chễ và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.Khi sữa về

   Sau khi sinh 2 ~ 3 ngày bạn sẽ được thưởng thức cảm giác căng tức của bầu vú. Dó là do chất dịch trong gradual tăng lên làm cho vú của bạn căng lên, nhiều khi cảm giác thấy bị nóng. Sự căng tức này được xác định là chứng căng tức sinh lý bình thường và là một báo hiệu cho người mẹ biết là sữa đang về.

   Bạn hãy cho bé bú liên tục. Chứng căng tức sinh lý không có nghĩa là bạn có quá nhiều sữa và quan trọng là bạn cần phải cho bé bú thường xuyên để hút sữa ra ngoài phóng chống nguy cơ bị mắc chứng căng, tức ngực bệnh lý.

4.Quá ít/ quá nhiều sữa

   Quá ít sữa

  Rất nhiều bà mẹ lo không có đủ sữa để nuôi con, tuy nhiên sự lo lắng này là không có cơ sở. Nếu bạn sợ không có đủ sữa để nuôi bé thì nên xem thêm phần kiểm tra trọng lượng của bé (tham khảo phần Kiểm soát cân nặng của bé).

  Nếu bạn thật sự có quá ít sữa thì nên đến gặp chuyên gia về sữa mẹ để tham vấn.

  Các bước sau có tác dụng để tăng cường lượng sữa cho bạn.

      ■ Sữa của mẹ có được theo cơ chế CUNG và CẦU. Nghĩa là càng nhiều sữa hút ra từ bầu vú thì vú mẹ lại càng sản sinh ra nhiều sữa. Do đó bạn cần phải cho con bú thường xuyên. Nên cho con bú mỗi 2 tiếng vào ban ngày và mỗi 3 tiếng vào buổi tối.

      ■ Chỉ khi bạn bế con bú đúng cách và bé ngậm vú tốt thì mới kích thích được phản xạ ra sữa. Bạn nên kiểm tra lại kỹ năng này.

      ■ Cho con bú mỗi ngực ít nhất là 15 phút và nên cho con bú cả hai ngực mỗi lần.

      ■ Khi bạn cảm thấy bé mút sữa và nuốt chậm dần thì đó là lúc chuyển vú cho bé.

      ■ Chú ý nghỉ ngơi thật nhiều, nghỉ càng nhiều càng tốt.

  Quá nhiều sữa

      ■ Có quá nhiều sữa cũng không tốt. Các mẹ có quá nhiều sữa dễ bị căng tức vú, dẫn đến tắc tia sữa hoặc viêm vú.

      ■ Các bước sau có tác dụng để giảm lượng sữa cho bạn:

     -  Chỉ cho con bú một bên vú mỗi lần. Để cho bé lâu một bên vú và không đổi vú trong vòng 2 giờ nếu bé muốn bú tiếp. Không hút hết hẳn sữa ra mà chỉ hút vừa đủ lượng sữa để mẹ cảm thấy nhẹ và không dẫn đến chứng căng tức, gây tắc tia sữa.

     -  Chườm lạnh sau mỗi lần cho con bú.

5.Núm vú bị phẳng hoặc lõm vào

   Bạn có thể kiểm tra xem núm vú của mình có phải thuộc loại núm vú phẳng hoặc lõm vào không bằng cách: dùng tay ấn núm vú của bạn vào trong khoảng 3cm. Núm vú bình thường sẽ vươn thẳng ra ngoài, núm vú lõm sẽ co vào trong.

   Nếu bạn có núm vú phẳng hoặc lõm vào thì bạn có thể sử dụng loại nippleformer (tạo dáng đầu ti). Bạn không nên nhầm lẫn với nippleshields (che núm vú - để kéo đầu ti ra ngoài). Bạn có thể đeo nippleformer trong áo lót ngực. Để dùng nippleformer thật thoải mái, bạn nên mặc áo lót ngực to hơn một cỡ. Nippleformer có thể sử dụng ngay từ khi mang thai hoặc sau khi sinh. Bạn nên hỏi tư vấn các chuyên gia trước khi sử dụng.

6.Sinh đôi, sinh ba

   Bạn đừng ngại khi cho các bé sinh đôi và sinh ba bú. Cách bú cũng tương tự như cho 1 bé bú: bạn cần phải hiểu các ý nghĩa cơ bản về kỹ thuật cho con bú v.v... và hiểu được cơ chế ra sữa của mẹ theo nguyên lý cung và cầu như thế nào và yếu quan trọng nhất là học các tư thế cho con búvà cách làm sao cho bé ngậm vú đúng cách.

   Vấn đề khó khăn khi nuôi các bé sinh đôi, sinh ba không phải là ở lượng sữa của mẹ mà là vấn đề về thời điểm. Cho con bú cùng lúc sẽ tiết kiệm thời gian. Bạn hãy hỏi các chuyên gia về sữa mẹ cách cho nhiều bé bú cùng một lúc như thế nào.

7. Mẹ đi làm

   Không phải tất cả các bà mẹ đều có thể nghỉ nuôi con trong thời gian dài. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nếu phải đi làm. Bạn hãy lập kế hoạch trước để kết hợp vừa đi làm vừa cho con bú hoặc vắt sữa, bạn sẽ thành công.

    ■ Cố gắng ở nhà đủ lâu để cơ thể quen với cơ chế sản sinh ra sữa và quen với việc cho con bú. Ít nhất là 4 đến 6 tuần

    ■ Hai tuần trước khi đi làm bạn nên học cách vắt/hút sữa ra ngoài và cách bảo quản sữa. Hãy hỏi tư vấn các chuyên gia về dinh dưỡng cách vắt/ hút sữa. Bạn hãy lưu sẵn một số cơ số sữa của mình trong tủ lạnh. Bạn sẽ nuôi con tốt hơn khi bạn đã có sẵn một lượng sữa dự trữ, trước khi đi làm.

    ■ Cố gắng hút sữa và bảo quản sữa tại công sở.

    ■ Bạn nên tìm một người giữ trẻ hỗ trợ bạn trong thời gian này.

    ■ Để người khác cho con bạn ăn sữa bằng bình khi bạn phải ra ngoài.

    ■ Mặc quần áo thuận tiện cho việc hút sữa.

8.Trẻ cần điều trị y tế

   Nhiều khi bạn phải đối mặt với giai đoạn khó khăn. Bạn hoặc con bạn phải điều trị y tế. Bạn phải cách ly với bé và lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con mình. Mặc cho tình trạng có khó khăn như thế nào thì bạn vẫn cần phải cố gắng vắt/hút sữa để nuôi con. Sữa mẹ là liều thuốc bổ dưỡng nhất mang lại cho sức khỏe của bé.

   Chăm sóc sức khỏe cho bé

   Nếu con bạn bị hở hàm ếch, hoặc bị ảnh hưởng về thần kinh hoặc bị các bệnh cần chăm sóc y tế khác thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng. Và chỉ có bạn mới có thể cung cấp cho bé.

   Chăm sóc sức khỏe cho mẹ

    Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng nếu mẹ bị ốm thì không thể nuôi con bằng sữa mẹ được. Như vậy là không đúng. Phần lớn các trường hợp mẹ ốm vẫn có thể cho con bú được.

    Cho con bú tiết kiệm tiền và thời gian. Có nhiều loại thuốc điều trị có thể dùng được khi cho con bú. Nếu bạn ốm bạn vẫn có thể hút/ vắt sữa để nuôi con. Nếu phải dừng không cho con bú trong một khoảng thời gian thì bạn vẫn có thể cho con bú trở lại khi sức khỏe đã hồi phục.